Đang truy cập: 15 Trong ngày: 178 Trong tuần: 327 Lượt truy cập: 183564 |
Những dịch bệnh hại cần chú ý trong tuần (từ 5 - 11/9)
05/09/2017 (GMT+7)Sâu cuốn lá nhỏ: trưởng thành lứa 7 tiếp tục vũ hóa và đẻ trứng. Rầy lứa 6 tiếp tục hại diện rộng trên các trà lúa...
1. Trên lúa
Các tỉnh phía Bắc
- Sâu cuốn lá nhỏ: trưởng thành lứa 7 tiếp tục vũ hóa và đẻ trứng. Rầy lứa 6 tiếp tục hại diện rộng trên các trà lúa. Sâu đục thân 2 chấm: Trưởng thành lứa 5 tiếp tục vũ hóa và đẻ trứng.
- Bệnh lùn sọc đen gây hại tại tỉnh ven biển, xu hướng tăng. Bệnh đạo ôn lá, đạo ôn cổ bông tiếp tục hại diện hẹp. Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn có thể gia tăng trong điều kiện mưa bão.
Các tỉnh Bắc Trung bộ
- Sâu cuốn lá nhỏ: Sâu non lứa 6 tại gây hại trên lúa mùa giai đoạn đứng cái- đòng trỗ. Rầy nâu, rầy lưng trắng: Gây hại trên lúa giai đoạn đứng cái - đòng trỗ - chín. Bệnh lùn sọc đen: Gây hại trên lúa mùa tại Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị.
- Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn, gây hại tăng trên lúa mùa. Bệnh khô vằn, lem lép hạt tiếp tục phát sinh, gây hại trên lúa trỗ - chín.
Các tỉnh Nam Trung bộ và Tây Nguyên
- Rầy nâu, rầy lưng trắng, bệnh lem lép hạt, khô vằn, sâu đục thân... tiếp tục gây hại. Bệnh đạo ôn lá, đạo ôn cổ bông, sâu đục thân... hại cục bộ. Sâu cuốn lá nhỏ gây hại chỉ yếu trên lúa vụ 10.
Các tỉnh phía Nam
- Rầy nâu: Phổ biến trưởng thành – trứng. Bệnh VL, LXL xuất hiện rải rác. Bệnh đạo ôn gia tăng diện tích trên lúa Thu Đông, Mùa. Bệnh lem lép hạt phát triển trên lúa giai đoạn trỗ - ngậm sữa.
2. Trên cây trồng khác
- Trên ngô và rau màu: Các đối tượng sinh vật gây hại chính phát sinh gây hại nhẹ.
- Cây hồ tiêu: Rệp sáp, bệnh thán thư hại tăng.
- Cây cà phê: Bệnh khô cành, rệp sáp, bệnh gỉ sắt, rệp vẩy xanh... gây hại xu hướng giảm.
- Cây nhãn: Bệnh chổi rồng hại tăng.
- Cây điều: Bọ xít muỗi, bệnh thán thư và sâu phỏng lá tiếp tục phát sinh gây hại.
- Cây mía: Bệnh trắng lá... gây hại cục bộ vùng ổ dịch.
- Cây sắn: Bệnh khảm lá sắn tiếp tục phát sinh gây hại.
CỤC BVTV